Một số giải pháp phủ sóng inbuilding Hệ thống phủ sóng di động inbuilding Hệ thống báo cháy, báo trộm tự động Thiết kế lắp hệ thống mạng LAN, tổng đài , camera Điện thoại bàn dùng sim di động    ( 930 ) Điện thoại bàn dùng sim di động    ( 960 ) Điện thoại bàn dùng sim di động ( 128 ) Tổng đài không dây- Fixed Wireless Terminal FWT-C800 Thiết bị kích sóng Wifi Xiaomi Repeater (Trắng) Điện thoại GPhone dùng sim STK ( Avio A27 )

Hỗ trợ trực tuyến

Hotline 24/7 : 0906.929.868
Hỗ trợ kỹ thuật : 0996.808.898

Thống kê

Số người online:
Số người truy cập:
Tin tức

Các nguyên nhân gây mất sóng điện thoại, điện thoại không có sóng

 

 Các nguyên nhân gây mất sóng điện thoại, điện thoại không có sóng

  Đang có một cuộc điện thoại quan trọng, bạn sẽ cảm thấy tức giận thế nào khi tự dưng cuộc gọi bị mất sóng dù điện thoại vẫn hoạt động rất bình thường? Và có khi nào bạn tự hỏi chuyện gì đã xảy ra? 
 

 Mất sóng tạm thời

 

  Hiện tượng này có thể được hiểu nôm na là tình trạng “mất sóng tạm thời”, đôi lúc xảy ra khi chúng ta đang nghe điện thoại và đi bộ. Vài giây trước, cuộc gọi của bạn nghe vẫn rất to rõ, những chỉ cần bạn di chuyển vài bước và… "bụp", "tút tút tút". Tuy mọi thứ xảy ra nghe có vẻ đơn giản, những để thật sự hiểu được chuyện gì đã xảy ra và tránh trút giận vào chiếc điện thoại “tội nghiệp”, chúng ta cần nhìn sự việc này dưới góc nhìn của một chiếc điện thoại.
 
Cơ chế "tìm sóng" của điện thoại
 
  Thế giới của chúng ta "trong mắt" của một chiếc điện thoại đơn giản chỉ là một mạng lưới khổng lồ chứa nhiều trạm phát sóng di động. Tất nhiên trong số những trạm đó, có trạm cao, dễ thấy, cũng có những trạm khác nhỏ hơn và khó thấy hơn. Những trạm này chịu trách nhiệm cung cấp sóng cho một cuộc gọi nào đó xảy ra trong một bán kính nhất định xung quanh trạm. Ở một môi trường trống trải hoặc nông thôn, bán kính này có thể là vài km, nhưng trong thành phố “đất chật người đông”, bán kính này nhiều lúc chỉ còn dưới 500m. Khu vực phủ sóng của những trạm này thường sẽ nằm chồng lên nhau, để những chiếc điện thoại không bao giờ bị rơi vào tình trạng “đói” sóng. Mỗi khi thực hiện một cuộc gọi hoặc chuẩn bị nhận cuộc gọi, một chiếc điện thoại sẽ kiểm tra xem trạm phát sóng đó có cung cấp đủ sóng hay không, nếu không điện thoại sẽ tự tìm một trạm phát sóng khác cung cấp sóng mạnh hơn.
 
  Tuy nhiên, tầm phủ sóng của mỗi trạm sóng cũng khác nhau. Mức độ của mỗi cột biến thiên một cách rất dữ dội mà người ta thường gọi hiện tượng này là “cell breathing”.Vậy tình trạng này diễn ra thế nào khi nhiều điện thoại cùng dùng một trạm phát sóng? Khi hai điện thoại khác nhau thực hiện hai cuộc gọi cùng lúc, tín hiệu từ hai điện thoại này nằm cùng trên một tầng số vô tuyến điện, nhưng được phân biệt bằng một loại mã đặc biệt và không bao giờ xảy ra hiện tượng trùng lặp mã.
 
Càng nhiều điện thoại sử dụng sóng từ một trạm, chất lượng sóng càng giảm
 
  Khi nhiều điện thoại cùng dùng một trạm phát sóng, mỗi điện thoại cũng cần nhiều sóng hơn để có thể thông qua trạm, giao tiếp với đầu còn lại của cuộc gọi. Càng nhiều điện thoại cùng gọi ở một trạm, tầm phủ sóng của trạm đó càng giảm và điều này có thể giải thích phần nào cho chúng ta hiện tượng cuộc gọi bị ngắt giữa chừng dù sóng điện thoại vẫn báo năm vạch. Tuy nhiên, hiện tượng này hẳn đã phải được các nhà cung cấp dịch vụ điện thoại nghĩ đến khi số lượng thuê bao của họ tăng chóng mặt và chắc chắn họ có giải pháp hợp lý. Hơn nữa những trạm phát sóng này còn có vùng phủ sóng nằm chồng lên nhau thì khó có thể xảy ra tình trạng mất sóng tạm thời được. 
 
  Nhưng đó chỉ là trên lý thuyết, thực tế mỗi trạm phát sóng có bán kính vùng phủ sóng khác nhau tùy vào số lượng điện thoại di động mà trạm phát đó đang phải “gánh”, chiều cao của mỗi tháp và vị trí đặt tháp. Bán kính này tăng giảm rất khó lường. Thậm chí hình dạng thật của vùng phủ sóng thường ít khi nào là một hình tròn thật sự, đặc biệt là ở những nơi đông đúc do ảnh hưởng của trường điện từ. Theo lời những chuyên gia, trong một khu vực thành thị, hình dạng của vùng phát sóng thường biến đổi rất khó lường do sự khúc xạ hoặc phản xạ. Những tòa nhà cao tầng, những công trình… được xây dựng bằng bê tông và thép đã bóp méo đi vùng phủ sóng của các trạm phát, tạo ra những điểm có sóng yếu hoặc hoàn toàn không có trong một mạng lưới nhiều trạm phát sóng khác nhau. 
 
Các nguyên nhân khác
 
  Đó có thể là chiếc xe bus chạy ngang qua, những máy móc đang hoạt động ở một công trường hay thậm chí một cô nàng xinh xắn nào đó. Tại sao lại như vậy? Trường điện từ là một thứ có tính biến thiên rất cao và có thể đến từ bất cứ đâu. Bất kỳ một thiết bị nào có dùng điện cũng phát ra trường điện từ với những tần số khác nhau. Mặc dù (lại) theo lý thuyết, những vùng phát này không thể chia sẻ tầng số với những điện thoại hiện đại nhưng trên thực tế hiện tượng đó vẫn xảy ra. Tệ hơn nữa, ngay cả khi không phát ra tầng số vô tuyến điện, những vật ở xung quanh bạn cũng làm ảnh hưởng đến sự kết nối giữa bạn và trạm phát sóng.
 
Các cách giải quyết (tạm thời) tình trạng mất sóng:
 
Hiện tượng mất sóng đến từ rất nhiều nguyên nhân như chúng ta đã biết. Trong một số trường hợp, bạn có thể thử những cách dưới đây, biết đâu lại có hiệu quả:
 
- Gặp trường hợp xe cộ đi qua gây mất sóng trong lúc gọi điện, bạn chỉ cần xoay người lại theo hướng khác, chất lượng sóng sẽ được cải thiện.
 
- Thử tắt máy và khởi động lại.
 
- Bạn có thể thử bằng cách tắt máy, tháo Sim và lau thật sạch bề mặt tiếp xúc của Sim vì hiện tượng mất sóng là lỗi rất thường gặp ở các điện thoại đã qua thời gian sử dụng dài. Nguyên nhân là do sau 1 thời gian sử dụng, nhiều linh kiện, mạch số trong điện thoại bị sai số kĩ thuật., độ chính xác không còn cao, bắt sóng kém dần.
 

 
 
CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ PT CÔNG NGHỆ FMA VIỆT NAM
Địa chỉ: TT 16A Lý Nam Đế - Hoàn Kiếm - Hà Nội
Tel: 04.22.166.888 - 04.6258.2555 - Fax : 04.6258.2555
Hotline 24/7 : 0912.555.069 - 0906.929.868

 

 

 


      [ Trở lại ]